Mũ ngọc của hoàng hậu
Áo và đôi hài rất nhỏ của hoàng hậu (do tục bó chân con gái từ nhỏ)
Ngai vua trong hầm mộ (bằng đá )
Nơi đặt áo quan (phục chế ) của vua Vạn Lịch và 2 hoàng hậu
(vương vãi dưới đất là tiền lẻ của khách du lịch khắp nơi phúng viếng)
(vương vãi dưới đất là tiền lẻ của khách du lịch khắp nơi phúng viếng)
Những cây trắc bá diệp trên 100 năm tuổi- người xưa đã trồng rất nhiều trong khu lăng tẩm, vì sao chọn trắc bá diệp mà không phải loài cây khác ??
Định Lăng là lăng mộ lớn
thứ ba trong Thập tam lăng ( nơi an nghỉ của các vua Nhà Minh) và đến nay là lăng mộ duy nhất được khai quật trong quần thể lăng nầy. Đây
là nơi an táng vua Thần Tông Chu Dực Quân, niên hiệu Vạn Lịch và hai vị
hoàng hậu của ông, Ban đầu, người ta
không tài nào tìm được lối vào hầm mộ, cho tới khi tình cờ tìm thấy
một tấm bia đá nhỏ , thì mới phát hiện đây chính là chiếc chìa khóa của
hầm mộ, bên trên bia khắc rõ vị trí của cánh cửa đi vào hầm mộ Định Lăng. Căn cứ
theo tấm bia này, các nhà khảo cổ đã thuận lợi tiến vào tòa cung điện trong
lòng đất này. Thông thường, cửa vào hầm mộ là hoàn toàn bí mật, tại sao ở đây
lại có bản đồ ? Lý do vì vua Vạn Lịch năm 22 tuổi bắt đầu xây dựng Định Lăng,
mất 6 năm, tức khi nhà vua 28 tuổi mới hoàn thành. Nhưng nhà vua băng hà vào lúc
58 tuổi. Thế có nghĩa là lăng mộ này bị phong kín trong suốt 30 năm, nên
để đề phòng quên mất lối vào, người ta phải làm bản đồ chỉ dẫn cửa vào, và sau
khi mai táng, không rõ vì lý do gì người ta không hủy nó đi.
Hầm mộ Định Lăng nằm sâu dưới lòng đất 27 mét, gồm 5 ngôi
điện lớn: Trước, giữa, sau và hai bên phải trái, toàn bộ đều xây bằng đá.
Ngai hoàng hậu trong lăng (bằng đá )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét